Ẩm thực
Cách làm mứt dừa ngũ sắc màu tự nhiên đơn giản tại nhà cho tết thêm ý nghĩa
Cách làm mứt dừa ngũ sắc màu tự nhiên đơn giản tại nhà cho tết thêm ý nghĩa
Mứt dừa ngũ sắc là cách biến tấu từ mứt dừa truyền thống màu trắng. Chỉ với vài bước thêm vào quá trình làm mứt sẽ làm món ăn ngày tết này trở nên hấp dẫn hơn. Cùng tham khảo cách làm mứt dừa ngũ sắc bằng màu tự nhiên đơn giản tại nhà các chị nhé.

1. Nguyên Liệu Cần Chuẩn Bị
- 1.300 g cùi dừa ( chia làm 5 phần bằng nhau)
- 700g – 800g đường cát trắng (chia làm 5 phần bằng nhau)
- Bột vani 2.5 ống hoặc 2 thìa cà phê vani dạng dước (chia làm 5 phần bằng nhau)
- 200g lá dứa
- 200g gấc thịt
- 2 gói cà phê hòa tan
- 200g lá cẩm tím
- 5g bột dành dành
Nên sử dụng dừa bánh tẻ để làm mứt dừa ( dừa bánh tẻ là dừa không non quá và không già quá, có độ cứng nhất định. Nếu chưa có kinh nghiệm chọn dừa, các chị cứ nói với người bán là chọn loại dừa bánh tẻ nhé)
2. Cách Làm Mứt Dừa Ngũ Sắc
Bước 1: Nạo dừa thành sợi
- Dừa mua về gọt sạch lớp vỏ nâu bên ngoài sau đó rửa sạch
- Dùng dao 2 lưỡi nạo dừa thành sợi, cố gắng nạo thành sợi dài hạn chế đứt gãy
- Ngâm dừa đã nạo vào nước sạch, rửa lại nhiều lần cho bớt dầu
Ở bước rửa sợi dừa đã nạo, các chị để ý khi nào cho nước vào váng dầu nổi ít là được ( rửa tầm 4 – 5 nước là đạt). Lưu ý, rửa nhẹ tay tránh làm đứt gãy sợi dừa các chị nhé.
Bước 2: Ướp mứt dừa ngũ sắc

Mứt dừa ở Bước 1 các chị chia làm 5 phần bằng nhau
Mứt dừa màu xanh lá dứa: sử dụng lá dứa đã chuẩn bị rửa sạch, say nhuyễn, lọc lấy nước cốt ướt chung với 1 phần dừa, 1 phần đường
Mứt dừa màu tím lá cẩm: sử dụng lá cẩm đã chuẩn bị rửa sạch, say nhuyễn, lọc lấy nước cốt ướt chung với 1 phần dừa, 1 phần đường
Mứt dừa màu đỏ gấc: đâm nhuyễn phần gấc thịt, bỏ hạt, ướp chung với 1 phần dừa, 1 phần đường
Mứt màu nâu cà phê: trộn 2 gói cà phê hòa tan với 1 phần đường và dừa còn lại ướp chung
Toàn bộ các phần mứt các bạn ướp từ 4-5 tiếng đến khi dừa trong ra, đường tan hết và lên màu đẹp (các chị có thể ướp qua đêm cũng được.

Bước 3: Sên mứt dừa
Cho dừa vào một chiếc chảo đế dày (nên dùng chảo chống dính), đặt lên bếp, sên dừa với lửa nhỏ.
Khi dừa còn nhiều nước, không cần đảo dừa thường xuyên, thỉnh thoảng đảo tránh dính chảo là được. Khi dừa cạn bớt nước, đường bắt đầu keo lại thì các bạn nhớ chú ý đảo dừa liên tục cho đến khi xuất hiện các lớp đường trắng. Đến đây mứt dừa đã có độ dai nhất định. Hạ lửa xuống mức nhỏ nhất đến khi các sợi mứt dừa khô, không còn dính lại với nhau là được.
Khi dừa được áo đều bột đường trắng, sợi dừa không dính tay là thành công.
Lặp lại bước này với các mẻ màu mứt khác nhau là được
3. Cách Bảo Quản Mứt Dừa
Các thành phẩm mứt gia công tại nhà thường gặp tình trạng chung là chảy nước sau một thời gian. Nếu không biết cách xử lý và giải quyết sớm sẽ làm cho mứt mau hỏng. Để hạn chế tình trạng trên, sau khi sên mứt các chị nên dàn mứt trên một cái mâm lớn đem hong dưới nắng mặt trời 1 tiếng. Nếu trời râm mát có thể hong quạt hoặc máy sấy.
Chỉ cất mứt vào hũ hoặc túi nilon khi mứt hoàn toàn khô và nguội. Nếu làm đúng như vậy mứt sẽ giữ được ở môi trường bình thường hơn 1 tháng.
Ngoài ra, nếu không may mứt vẫn chảy nước. Có nhiều nguyên nhân như ngâm thời gian chưa đủ, dừa sơ chế còn sót nhiều dầu, thời gian sên chưa tới, mứt chưa khô đã mang cất đi, … thì bạn có thể mang mứt ra sên lại cho khô cũng được nhé.
>>Xem thêm cách làm mứt dừa truyền thống
>>Xem thêm cách làm mứt chùm ruột
>>Xem thêm cách làm mứt me dẻo
Bài viết bạn nên đọc
